Hà NộiAnh Nam, 42 tuổi, sốt cao, đau đầu, mệt, uống thuốc paracetamol hạ sốt, một tuần sau bệnh nặng vào viện bác sĩ chẩn đoán tổn thương phổi, tăng men gan.
Anh Nam không nhớ rõ số lần dùng paracetamol dạng sủi để hạ sốt nhanh. “Cứ lên cơn sốt là tôi uống thuốc”, anh nói.
Ngày 19/9, thạc sĩ, bác sĩ Đào Phương Thúy, khoa Hô hấp, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội, cho biết phổi của người bệnh bị tổn thương đông đặc do viêm, men gan tăng cao. “Người bệnh có dấu hiệu lạm dụng paracetamol thời gian dài để giảm sốt dẫn tới tổn thương gan, biểu hiện là tăng men gan”, bác sĩ Thúy nói.
Anh Nam được điều trị theo phác đồ riêng, sử dụng thuốc điều trị nhiễm khuẩn kết hợp truyền đạm gan và hạ men gan. Sau 7 ngày, anh hết sốt, men gan ổn định, được xuất viện.
Bác sĩ Thúy giải thích phần lớn thuốc khi vào cơ thể được chuyển hóa tại gan trước khi đào thải qua đường mật hoặc qua thận. Một số loại thuốc sau khi được chuyển hóa tại gan trở thành chất gây độc cho gan. Khi vào cơ thể, paracetamol hấp thu vào máu và chuyển hóa qua gan thành nhiều chất, trong đó khoảng 4% paracetamol biến thành chất N-acetylbenzoquinonimin có hại cho gan.
Thứ năm, 19/9/2024, 08:00 (GMT+7)
Tăng men gan do lạm dụng thuốc hạ sốt paracetamol
Hà NộiAnh Nam, 42 tuổi, sốt cao, đau đầu, mệt, uống thuốc paracetamol hạ sốt, một tuần sau bệnh nặng vào viện bác sĩ chẩn đoán tổn thương phổi, tăng men gan.
Anh Nam không nhớ rõ số lần dùng paracetamol dạng sủi để hạ sốt nhanh. “Cứ lên cơn sốt là tôi uống thuốc”, anh nói.
Ngày 19/9, thạc sĩ, bác sĩ Đào Phương Thúy, khoa Hô hấp, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội, cho biết phổi của người bệnh bị tổn thương đông đặc do viêm, men gan tăng cao. “Người bệnh có dấu hiệu lạm dụng paracetamol thời gian dài để giảm sốt dẫn tới tổn thương gan, biểu hiện là tăng men gan”, bác sĩ Thúy nói.
Anh Nam được điều trị theo phác đồ riêng, sử dụng thuốc điều trị nhiễm khuẩn kết hợp truyền đạm gan và hạ men gan. Sau 7 ngày, anh hết sốt, men gan ổn định, được xuất viện.
Bác sĩ Thúy giải thích phần lớn thuốc khi vào cơ thể được chuyển hóa tại gan trước khi đào thải qua đường mật hoặc qua thận. Một số loại thuốc sau khi được chuyển hóa tại gan trở thành chất gây độc cho gan. Khi vào cơ thể, paracetamol hấp thu vào máu và chuyển hóa qua gan thành nhiều chất, trong đó khoảng 4% paracetamol biến thành chất N-acetylbenzoquinonimin có hại cho gan.
Thuốc ở dưới dạng bào chế viên uống, tiêm truyền hay sử dụng ngoài da có thể gây độc cho gan ở các mức độ khác nhau. Biểu hiện bệnh thường xuất hiện trong vòng 5-90 ngày sau khi dùng thuốc. Triệu chứng dễ nhận thấy là vàng da, chán ăn, mệt mỏi, đau tức hạ sườn phải, buồn nôn, sốt, tiêu chảy, ngứa, phát ban…
Theo Viện Quốc gia về Bệnh tiểu đường, Tiêu hóa và Thận (NIDDK), có hơn 1.000 loại thuốc và hóa chất có thể gây tổn thương gan. Trong đó có thuốc chống viêm không steroid, thuốc kháng sinh, thuốc điều trị tim mạch…
Để tránh tổn thương gan do thuốc, người bệnh chỉ sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Người bệnh tự uống thuốc không kê đơn khiến điều trị không hiệu quả, tăng nguy cơ biến chứng bệnh, có thể kháng thuốc. Không nên tự ý giảm hoặc tăng liều lượng thuốc khi chưa có tư vấn của bác sĩ. Nếu có triệu chứng bất thường khi dùng thuốc cần thông báo cho bác sĩ ngay. Trường hợp gan bị tổn thương do thuốc, người bệnh cần ngừng thuốc, tránh uống rượu, không hút thuốc lá.
Bác sĩ Thúy khuyến cáo liều dùng paracetamol cho người lớn không quá 10mg/kg cân nặng và trẻ em không quá 5mg/kg cân nặng cho mỗi lần dùng, các lần sử dụng cách nhau tối thiểu 4 tiếng. Người lớn không nên dùng paracetamol quá 10 ngày và trẻ em quá 5 ngày, trừ khi có chỉ định của bác sĩ.